Nghi lễ nào quan trọng nhất trong đám cưới miền tây nam bộ?

Với một đám cưới miền tây nam bộ, mỗi nghi lễ lại chứa đựng những ý nghĩa quan trọng nhất định. Riêng với đám cưới, quan trọng nhất phải kể đến lễ lên đèn. 

1.Lên đèn, nghi lễ quan trọng trong đám cưới miền tây nam bộ

Thời điểm diễn ra nghi lễ lên đèn là khi chú rể đã tới nhà gái, chuẩn bị trình gia tiên. Với nghi lễ này, vật phẩm quan trọng nhất chính là cặp nến đỏ, có khắc hình long phụng mà chú rể mang tới. Điều đáng nói là cặp nến dù lớn nhỏ cỡ nào thì cũng phải được chuẩn bị trước để sao cho vừa vặn với kích cỡ của chân đèn trên bàn thờ. 

Nến long phụng, vật phẩm trong đám cưới miền tây nam bộ

Nghi lễ này diễn ra trong không khí trang nghiêm, chậm rãi từng bước một. Đầu tiên đại diện nhà gái, một người có cuộc sống gia đình hạnh phúc, được cộng đồng tôn trọng, sẽ tuyên bố tiến hành nghi lễ lên đèn. 

Cô dâu và chú rể cùng nhau thắp nến, đợi cho bấc nến bén lửa, cháy đều, đặt vị trí hàm rồng và mỏ phượng giao nhau rồi sau cùng mới đặt đôi nến lên chân đèn bàn thờ. 

Cặp đôi bái tạ trước bàn thờ là coi như kết thúc nghi lễ lên đèn.

2.Ý nghĩa của nghi lễ lên đèn

Nếu như cô dâu chú rể miền bắt thắp hương lạy tạ trước bàn thờ tổ tiên thì trong đám cưới miền tây nam bộ, cặp đôi sử dụng nến. Mặc dù có cùng ý nghĩa là trình tổ tiên, bày tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên nhưng với việc sử dụng đôi nến long phượng, nghi lễ lên đèn còn chứa đựng ý nghĩa tốt đẹp dành cho đôi uyên ương.

Cặp đôi thực hiện nghi lễ lên đèn trong đám cưới miền tây nam bộ

Việc để hàm rồng mỏ phượng giao nhau khi thắp nến ngụ ý về một cuộc hôn nhân tốt đẹp, hài hòa, bền vững của cặp đôi trai tài gái sắc. Nến được thắp sáng và đều suốt buổi lễ cũng chứa đựng ý nghĩa tốt đẹp như vậy.

Bên cạnh đó, cặp nến được gìn giữ nhiều năm sau còn là vật phẩm giàu ý nghĩa luôn nhắc nhỏ cặp vợ chồng nuôi dưỡng tình cảm và xây dựng đời sống hôn nhau sao cho thật hạnh phúc, bền vững.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*